Cách lựa chọn thiết bị chiếu sáng

Thiết bị chiếu sáng ngày nay được dùng rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, gia đình… Nhưng việc lựa chọn thiết bị đèn chiếu sáng như thế nào để được tối ưu điện năng; ánh sáng phù hợp không ảnh hưởng đến mắt cũng là một vấn đề quan trọng.
Phan nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị chiếu sáng ngoài trời và có nhiều kinh nghiệm lựa chọn tư vấn thiết kế chiếu sáng. Sau đây là cách lựa chọn thiết bị chiếu sáng.

Đèn led PNL06 Phan Nguyễn

Đèn led PNL06 Phan Nguyễn

Yêu cầu trung 

Mục đích là giới thiệu khái niệm kỹ thuật chiếu sáng nhân tạo có liên quan đến việc phân loại đánh giá thiết bị chiếu sáng. Ngoài ra cần xây dựng lựa chọn thiết bị chiếu sáng dựa vào thiết kế và phải đảm bảo yêu cầu sau.

– Đơn giản rễ tra cứu và áp dụng.

– Phù hợp với các vật tư thiết bị chiếu sáng trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó phải cập nhật thông tin nghiên cứu về lĩnh vực chiếu sáng trên thế giới đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển.

Tham khảo thêm báo giá cột đèn cao áp

Cách lựa chọn thiết bị chiếu sáng qua những thông số kĩ thuật cơ bản

Để lựa chọn thiết bị chiếu sáng qua thông số kĩ thuật chúng ta cần phải hiểu rõ các khái niệm; đặc tính của các thông số. Một số cách lựa chọn thiết bị chiếu sáng như:

Điện áp U (V)

Đối với các bóng đèn sợi đốt là điện áp đặt trên 2 cực của bóng đèn; đối với các bóng đèn phóng điện trong khí là điện áp trên 2 cực của bộ đèn (bao gồm Bóng đèn; Balast; Bộ mồi (Kích điện); Tụ điện.)

Cách lựa chọn thiết bị chiếu sáng qua Công suất P (W)

Là tổng công suất tiêu thụ điện năng của bóng đèn (không tính tổn hao công suất trên bộ điện đối với các bóng đèn phóng điện trong khí). Và đèn chiếu sáng có rất nhiều mức công suất khác nhau. Vì thế lựa chọn công suất phù hợp để tiết kiệm chi phí điện năng; nâng cao hiệu quả chiếu sáng.

Hiệu suất phát quang N (Lm/W)

Là tỷ số giữa quang thông phát ra từ bóng đèn và công suất điện năng tiêu thụ của bóng đèn đó. Đây là chỉ số đánh giá tính hiệu quả của các loại bóng đèn khác nhau.

Kiểu đui đèn

tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo của từng loại bóng đèn mà nhà sản xuất chế tạo các loại đui đèn với ký hiệu khác nhau như đui xoáy (E27; E40); đui cài (B’-2); đui ngạnh (G22)…

Cách lựa chọn thiết bị chiếu sáng theo Vị trí làm việc

Đối với một số chủng loại bóng đèn phóng điện đặc biệt; do cấu tạo và thành phần hóa học của ống phóng điện nên để duy trì các đặc tính tiêu chuẩn của đèn. Trong quá trình làm việc thì vị trí lắp đặt của bóng đèn khi vận hành bị giới hạn bởi một phạm vi nhất định. Vị trí làm việc của bóng đèn (bất kỳ, nằm ngang hoặc nghiêng một góc nhất định so với phương nằm ngang v.v…) được quy định trong catalog kỹ thuật của bóng đèn do nhà sản xuất quy định.

Nhiệt độ màu T (°K)

Nhiệt độ màu của bóng đèn là nhiệt độ của vật phản xạ toàn phần. Nhiệt độ màu được đo bằng đơn vị độ Kenvin mà nhiệt độ đó có cùng bức xạ màu như bóng đèn cần nghiên cứu. Nhiệt độ màu là trị số phản ánh gam màu ánh sáng của bóng đèn. Nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng của bóng đèn càng có xu hướng Vàng – Nóng và ngược lại; nhiệt độ màu càng cao thì ánh sáng của bóng đèn càng có xu hướng Trắng – Lạnh.

Chỉ số truyền đạt màu CRI (%)

Chỉ số truyền đạt màu của bóng đèn (nguồn sáng) là chỉ số thể hiện mức độ phản ánh một cách trung thực. Màu sắc của vật được chiếu sáng so với điều kiện được chiếu sáng bằng ánh sáng ban ngày.

Tuổi thọ trung bình (h)

Tuổi thọ trung bình của một loại bóng đèn (nguồn sáng) là khoảng thời gian làm việc tính theo h kể từ khi bóng đèn bắt đầu được đưa vào sử dụng cho tới khi quang thông của bóng đèn suy giảm tới một giới hạn nhất định (thông thường là 80%) so với giá trị ban đầu.

Xem thêm: Tại sao giá đèn led đường phố trên thị trường chênh lệnh ?